Hướng dẫn cách tự làm rạp chiếu phim tại nhà xem phim chiếu rạp miễn phí, xây rạp chiếu phim tại gia với máy chiếu, màn chiếu, âm thanh,v.v.
-
1. Cách làm rạp chiếu phim tại nhà
-
Chọn máy chiếu
-
Chọn màn chiếu
-
Thiết bị cấp nguồn dữ liệu
-
Hệ thống âm thanh
-
Những phụ kiện khác
-
2. Những lưu ý khi thiết kế rạp chiếu phim tại nhà
-
Kiểm soát âm thanh
-
Lắp hệ thống ánh sáng ấn tượng
-
Trang trí rạp chiếu phim tại nhà
Bạn là tín đồ điện ảnh và muốn tận hưởng một bộ phim trọn vẹn cảm xúc từ âm thanh siêu thực đến hình ảnh lớn sắc nét thì một cách xem phim chiếu rạp tại nhà miễn phí cùng các bộ phim, show truyền hình hấp dẫn khác là thiết lập ngay một phòng giải trí tại ngôi nhà thân yêu của mình.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tự làm rạp chiếu phim tại nhà đơn giản ngay sau đây với các thiết bị cần thiết để nâng cấp trải nghiệm giải trí ngay tại gia:
1. Cách làm rạp chiếu phim tại nhà
Bạn sẽ cần những thiết bị cho rạp chiếu phim tại nhà như sau:
Chọn máy chiếu
Tivi vốn là thiết bị giải trí khá phổ biến trong các gia đình nhưng nếu bạn muốn có cảm giác như xem phim chiếu rạp tại nhà thì nên sử dụng một máy chiếu để có thể xem phim trên màn hình lớn một cách chân thực và sống động nhất.
Máy chiếu là thiết bị dựa vào bộ phận phát ánh sáng công suất lớn để tạo hình ảnh trên màn chắn. Theo cấu tạo chức năng, máy chiếu được phân thành 6 loại: máy chiếu văn phòng, máy chiếu gia đình, máy chiếu ống kính ngắn, máy chiếu mini, máy chiếu Full HD và máy chiếu vật thể.
Ba thông số kỹ thuật chính để xem xét một chiếc máy chiếu là cường độ ánh sáng, độ phân giải và độ tương phản. Ngoài ra, bạn nên chọn giá đỡ máy chiếu thông gió để khi máy chạy lâu không bị nóng, dễ hỏng vì tụ nhiệt quá mức.
Hãy đặt máy chiếu gần ổ cắm và trang bị nguồn dây internet hoặc lựa chọn máy chiếu không dây wifi. Có hai dạng máy chiếu hiện nay:
- Máy chiếu cần dây dẫn cab:
Kết nối được với nhiều nguồn dữ liệu, từ đầu phát DVD, Bluray (nếu hỗ trợ cổng kết nối VGA) đến laptop, đầu kỹ thuật số, máy chơi game (với cổng kết nối đời mới HDMI). Nếu chọn loại máy chiếu này, bạn sẽ cần phải mua thêm dây cab kết nối, có phần bất tiện nếu phòng có diện tích nhỏ.
- Máy chiếu không cần dây dẫn:
Loại máy chiếu này có cổng USB và tích hợp Bluetooth, Wifi vô cùng hiện đại, có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu mà không cần dây cab, di chuyển máy thuận tiện, nhưng giá máy chiếu loại tích hợp như thế này thường cao hơn những máy thông thường.
Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể chọn máy chiếu giá rẻ JVC DLA-X590R, còn nếu muốn trải nghiệm công nghệ mới thì có nhiều thương hiệu nổi tiếng từ các hãng như máy chiếu Panasonic, máy chiếu Hitachi, máy chiếu Sony, máy chiếu Epson,... với một số dòng điển hình như: Máy chiếu Panasonic PT-VX610, Máy chiếu Lifepro DHV-EX220, Máy chiếu Epson EB-2265U, Máy chiếu Sony VPL EX570, máy chiếu không dây MINI TYCO M16 WIFI tích hợp Pin, Wifi, Bluetooth,...
Bạn có thể chọn những chiếc máy chiếu cường độ sáng từ 3000 lumens, độ tương phản 2000:1 và độ phân giải XGA (1024 x 768) trở lên. Còn nếu đủ tài chính thì có thể mua máy chiếu có cấu hình cao Full HD hoặc 4K mang lại hình ảnh chất lượng nhất. Một chiếc máy tốt sẽ quyết định chất lượng coi phim chiếu rạp tại nhà.
Nếu phòng không thể kiểm soát được ánh sáng thì bạn nên chọn máy chiếu có cường độ sáng cao, nhưng tốt nhất nên nghĩ đến một căn phòng ít sáng, sử dụng rèm và tắt hết điện khi tự làm rạp chiếu phim tại nhà.
Chọn màn chiếu
Tuy có thể dùng một bên mặt tường trắng để thay cho màn chiếu nhưng để đạt được kết quả sắc nét và sinh động nhất thì bạn nên mua màn chiếu phim chuyên dụng có công năng hiển thị hình ảnh được phát từ máy chiếu.
Nên đặt màn hình cách ghế ngồi khoảng 4m để mắt không bị mỏi.
Có ba loại màn chiếu:
- Màn chiếu treo tường:
Gồm dạng kéo tay và dạng chạy điện. Loại màn chiếu này tốn ít diện tích, có thể di chuyển dễ dàng tuy bề mặt có thể không mịn và khả năng có thể bị nhăn, cong vênh sau khi sử dụng một thời gian.
Nhiều người hiện nay thường chọn loại này kích thước dưới 200 inch. Một số màn chiếu có thể tham khảo như: màn chiếu treo tường Dalite P70WS 70x70 inch, màn chiếu cong Digistorm 130 inch, màn chiếu treo tường Regent 70 x 70 inch,...
- Màn chiếu cố định:
Kiểu màn chiếu này bề mặt thường ổn định, ít bị tác động theo thời gian sử dụng, tuy nhiên chiếm diện tích và khó di chuyển.
- Màn chiếu xám:
Nếu bạn không thể kiểm soát được ánh sáng lọt vào phòng chiếu phim tại gia thì loại màn chiếu này giúp hấp thụ ánh sáng và tăng độ tương phản, màu sắc cho hình ảnh.
Thiết bị cấp nguồn dữ liệu
Nếu để xem phim thông thường, bạn có thể chọn nguồn cấp dữ liệu như đầu kỹ thuật số HD-play, máy tính, Android box,... còn muốn xem phim chiếu rạp tại nhà một cách chuyên nghiệp thì có thể chọn những loại đầu thêm đầu Blu-ray hỗ trợ 3D, thiết bị trình chiếu 3D,…
Hệ thống âm thanh
Bên cạnh hình ảnh, âm thanh rạp chiếu phim tại nhà cũng góp phần quan trọng giúp bạn thưởng thức một bộ phim trọn vẹn. Các máy chiếu không có hệ thống loa như tivi, tuy một số dòng máy có tích hợp âm thanh nhưng chất lượng khá thấp. Vì vậy, trang bị thêm hệ thống âm thanh chất lượng khi thiết kế phòng giải trí tại nhà giúp bạn trải nghiệm một cách chân thực nhất từng thước phim, chất lượng hình ảnh và âm thanh đồng đều.
Cách làm rạp chiếu phim tại nhà cần hệ thống âm thanh từ 3.1 trở lên. Nghĩa là có 3 loa vệ tinh, 1 loa âm siêu trầm.
Nếu bạn muốn có một trải nghiệm thực thụ hơn thì có thể chọn âm thanh vòm full-surround tiêu chuẩn 5.1, nghĩa là 5 loa vệ tinh và 1 loa âm siêu trầm. Trong đó, 2 loa đặt đối diện ghế ngồi, 1 loa âm siêu trầm ở dưới màn chiếu và 2 loa còn lại ở sau chỗ ngồi.
Nếu không gian rạp chiếu phim tại gia đủ lớn và ngân sách nhiều, bạn có thể nâng cấp tầm trải nghiệm với hệ thống âm thanh 7.1 khi thêm 2 loa ở khoảng giữa chỗ ngồi và màn chiếu.
Những phụ kiện khác
Khi muốn xem phim chiếu rạp tại nhà, một số phụ kiện cần trang bị thêm như:
- Giá treo máy chiếu: Được dùng để để treo máy chiếu, có 3 loại: 0,6m, 1,2m và 1,8m. Tùy theo diện tích và độ cao trần nhà mà bạn lựa chọn loại kích thước phù hợp.
- Cáp kết nối, dây tín hiệu: Bạn nên chọn cáp HDMI, VGA giúp tín hiệu hình ảnh, âm thanh truyền đi tốt hơn.
- Hệ thống ổ cáp, nguồn điện
- Kính 3D: Nếu có thể trang bị thêm loại kính này để xem các phim 3D, mang lại cảm giác sống động, chân thực hơn.
2. Những lưu ý khi thiết kế rạp chiếu phim tại nhà
Kiểm soát âm thanh
Ngay cả khi bạn đã có một rạp chiếu phim tại gia riêng thì cũng đừng bỏ qua tác động của âm thanh xung quanh có thể khiến trải nghiệm xem phim của bạn không trọn vẹn. Tiếng ồn đó có thể từ phòng khách, nhà bếp, tiếng nước xả, tiếng trẻ em vui đùa,...
Để tránh điều này, bạn có thể thực hiện một số việc sau khi thiết kế rạp chiếu phim tại nhà:
- Tạo một lớp vách thạch cao thứ hai hay làm một tấm tường giảm âm đặc biệt để cách âm bên ngoài. Xem chi tiết cách làm phòng cách âm.
- Sử dụng các cửa cách âm thay các cửa kính thông thường, có thể để phòng kín không có hay có ít cửa sổ thì tốt hơn. Nếu phòng có cửa sổ thì bạn lắp rèm cửa dày vừa để ngăn ánh sáng vào phòng lại có thể chặn âm thanh bên ngoài.
Lắp hệ thống ánh sáng ấn tượng
Ánh sáng cũng là một yếu tố cần thiết giúp tạo nên không khí của một rạp chiếu phim thực sự. Ánh sáng sẽ phụ thuộc cả màu sơn trần. Nếu như màu trắng thường được sử dụng để phản chiếu ánh sáng tốt nhất thì khi xây rạp chiếu phim tại nhà lại cần giảm sự phản chiếu như thế, vì vậy, màu sơn trần xám hoặc màu trung tính là phù hợp.
Trang trí rạp chiếu phim tại nhà
Bạn muốn trang trí rạp phim tại nhà như thế nào? Có những người thích rạp phim phong cách cổ điển, những bức tường nhung cùng ghế nhung, còn có người sẽ thích nó giống với rạp phim chuyên nghiệp bên ngoài với những poster, tranh ảnh. Tuy nhiên, đừng nên đặt chúng cùng bề mặt với màn chiếu hoặc tường đặt màn hình tivi vì nó vừa tốn diện tích lại khiến người xem mất tập trung khi xem phim, tốt nhất nên đặt chúng phía sau ghế ngồi.
Chi phí làm rạp chiếu phim tại nhà tùy thuộc vào ngân sách của bạn khi chọn các thiết bị từ trung cấp đến cao cấp, giá khoảng 10 triệu đến trăm triệu đồng.
Hi vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nắm rõ hơn kinh nghiệm tự làm rạp chiếu phim tại gia cần những gì và những lưu ý để có được trải nghiệm tốt nhất. Theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thiết kế nội thất giải trí trên chúng tôi